Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

TỰ CHỮA BẰNG TẬP LUYỆN KHÍ CÔNG:


TỰ CHỮA BẰNG TẬP LUYỆN KHÍ CÔNG:
A- Mục đích :

Chúng ta ai cũng có thể tự tập khí công để chữa bệnh được mà không cần phải sang Trung Quốc hay tìm một sư phụ nào giỏi để truyền khí công cho mình.

Khí là hơi thở, công là bỏ công phu và thời giờ luyện tập khí để tạo ra công năng sinh hóa và chuyển hóa làm cho đủ khí và huyết lưu thông dễ dàng, sự sinh hóa làm tăng thu nạp thức ăn và chuyển hóa biến dưỡng trấp từ thức ăn hóa thành tinh chất chuyển hóa thành máu nuôi cơ thể vật chất làm đỏ da thắm thịt, to lớn mập mạp, phần tinh chất dư thừa do tập luyện khí công sẽ chuyển hóa tinh lực thành khí lực giúp mình khỏe mạnh, khi tập luyện đến mức khí lực dư thừa sẽ được chuyển hóa từ khí hóa thần gọi là thần lực hiện ra nơi sắc mặt mầu da tươi sáng hồng hào, người khác nhìn vào có thần sắc, khi thần sắc dư thừa mà tiếp tục tập luyện biến tinh hóa tủy để nuôi não và thần kinh não bộ được củng cố vững mạnh. Hoạt động của bộ não sẽ có hiệu lực hơn, giúp tăng cường hệ miễn nhiễm phòng chống bệnh tật và cứ thế giúp cho sự chuyển hóa khí huyết liên tục theo vòng tinh hóa khí, khí hóa thần mà đông y gọi là sự khí hóa ngũ hành của tạng phủ. Sự sinh hóa và chuyển hóa chính là sự trao đổi chất tạo ra phản ứng hóa học do sự trao đổi quân bình giữa oxy và khí oxyde carbonic với tế bào để duy trì sự sống của tế bào, và chính hơi thở của khí công tạo ra công năng tác động vào hệ nội tiết như các tuyến hạch, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thùy, tuyến tụy, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục.. để tự chúng tạo ra thuốc điều chỉnh lại trật tự của sự sinh hóa và chuyển hóa, đào thải những độc tố, những yếu tố gây bất lợi cho cơ thể .

Muốn giữ được liên tục chương trình khí hóa của tinh-khí-thần phải cuốn lưỡi lên vòm họng trên ở giữa họng và ngậm miệng để bảo tồn khí, và giúp cho tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn cho nước miếng trào ra nhiều hơn kích thích ăn ngon và làm mát cổ họng không bị khô khát.

Từ cuống lưỡi xuống đường giữa ngực bụng đến hậu môn thuộc Mạch Nhâm, chỉ huy 6 kinh âm tạo ra huyết và dịch chất. Từ chân răng lên vòm họng trên thông qua mũi lên đầu xuống gáy đi giữa cột sống xuống hậu môn đến huyệt Trường cường đầu xương khu thuộc Mạch Đốc chỉ huy 6 kinh dương, tạo ra khí lực để thúc đẩy tuần hoàn huyết, do đó khi cuốn lưỡi để nối hai mạch Nhâm-Đốc chạm nhau cho khí và huyết liên tục chuyển hóa, nó sẽ tạo ra nước miếng liên tục trong một ngày khoảng 1-2 ngàn ngụm khi nuốt cũng tương đương với 1-2 lít nước, nếu siêng tập luyện cuốn lưỡi ngậm miệng suốt ngày, nước miếng có thể tăng đến 3 lít một ngày, cho nên không uống nước cũng không thấy khát, có nước miếng nhiều tạo ra kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon. Ngậm miệng để tích lũy khí, đã không làm tiêu hao khí như khi nói chuyện mà lại còn tạo thêm khí thúc đẩy sự tuần hoàn của hai mạch Nhâm-Đốc.

Như vậy, yếu tố đầu tiên của khí công chữa bệnh là phải cuốn lưỡi ngậm miệng, thở nhẹ nhàng, bình thường bằng mũi, thở vào thở ra cũng bằng mũi sẽ làm mất hẳn cơn thở dài.

Tập khí công có hai phần : Phần động công là các động tác của chân tay phải thuận theo hơi thở và quy luật quân bình âm dương giống như đạp xe đạp, một bên đạp lên một bên đạp xuống, chân mới không mỏi, chứ không thể nào hai chân cùng đạp lên rồi cùng đạp xuống, đông y gọi là trong âm có dương trong dương có âm. Phần thứ hai là tĩnh công mục đích điều khí dưỡng thần, giảm đau, điều chỉnh nhịp thở sinh học, tăng cường miễn nhiễm phòng chống bệnh, loại thải độc tố, lọc máu, tăng cường trí nhớ, tăng cường hệ thần kinh, thông kinh mạch để giúp sinh hóa chuyển hóa tinh hóa khí, khí hóa thần, và làm cho hơi thở được chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, bình thường sẽ làm tăng tuổi thọ.

                                                      B-Cách tập phần động công :

Bài tập 1-Cào đầu : ( 2-3 phút )
a-Động tác :
Hai bàn tay cong lại như móng chân mèo, hai cánh tay song song trước mặt, dùng 10 đầu ngón tay cào vào da đầu từ trước đầu ra đến phía sau gáy, chia làm 3 giải :
Giải thứ nhất : Cào sát bờ tai hai bên, từ phía trước vòng sau tai xuống đến gáy.
Giải thứ hai : Cào từ trên hai góc trán thẳng lên đầu vòng ra sau gáy.
Giải thứ ba : Cào từ giữa trán thẳng lên đỉnh đầu vòng đến chân gáy.
Cào hết 3 giải mới kể là 1 lần, tiếp tục cào từ nhẹ đến mạnh 20 lần.
Khi cào, hãy để ý đến vùng nào có cảm giác đau, vùng nào không đau, nơi nào da đầu mỏng hơn, cứng hơn, nơi nào da đầu xốp hơn, dầy hơn, mền hơn. Nếu có sự khác biệt là dấu hiệu chúng ta có bệnh.
Vùng đau nhiều là do áp lực máu đẩy lên bị tắc dồn về nơi đó khiến da đầu dầy lên, thường gặp trong bệnh cao áp huyết, còn vùng cảm thấy không có cảm giác đau thì da đầu mỏng nơi đó không đủ máu đến nuôi dưỡng các sợi thần kinh, sinh bệnh hay quên, thường gặp trong các bệnh áp huyết thấp, rối loạn tiền đình do thiếu máu cục bộ hoặc virus trong tai, đau nửa đầu migraine. Thường đau cả đầu hay giữa đỉnh đầu là bệnh cao áp huyết, cả đầu không đau khi cào dù có cào mạnh đến đâu, da đầu cũng không có cảm giác đau, giống như cào trên tảng đá, nhưng bệnh nhân cảm thấy đau đầu kinh khủng phía trong đầu, đó là triệu chứng phát sinh khối u sọ não.
Nếu tiếp tục tập nhiều ngày, các sự khác biệt sẽ hết, các vùng đều có một cảm giác giống nhau là chúng ta đã khỏi bệnh.

b-Lợi ích :
1-Kích thích hệ thống thần kinh :
Cào đầu để kích thích hệ thống thần kinh trung ương, hệ thần kinh giao cảm, vận động, làm đầu óc tỉnh táo chống lừ đừ buồn ngủ, mệt mỏi, và các bệnh liên quan đến trung khu thần kinh.
2- Kích thích dương khí làm thông khí huyết tắc trên đầu Sáu kinh dương và Mạch Đốc ở trên đầu được kích thích khi cào sẽ hoạt động hiệu lực hơn giúp khí huyết lưu thông dễ dàng, chữa được bệnh chóng mặt, thiếu máu não, bệnh nhức đầu cao áp huyết, nhức đầu thiếu máu cục bộ thiên đầu thống, rối loạn tiền đình, virus trong tai, rối loạn chức năng khí hóa, máu vón tắc trong các ống máu đã làm cho vùng bị tắc tê dại mất cảm giác trong bệnh u sọ não, bướu não, kém trí nhớ hay quên, hoặc làm đau nhức, hoặc nơi vùng bị sung huyết làm da đầu dầy xốp rờ ấn vào cảm thấy đau, mắt mờ.
3-Chữa được bệnh cảm cúm, dị ứng thời tiết : như viêm xoang mũi, nghẹt mũi, nhức đầu chóng mặt, đi mất thăng bằng, tê liệt, liệt mặt, mắt mờ tai điếc, và điều chỉnh được sự hoạt động của lục phủ ngũ tạng.
4-Khi chữa các loại bệnh tật, có dùng thuốc hoặc không dùng thuốc, nếu cào đầu mỗi ngày, sự điều trị sẽ có hiệu qủa nhanh hơn. Khi cào đầu thường xuyên, mặt sẽ luôn luôn hồng hào, tránh được bệnh cao áp huyết. Một ngày cào nhiều lần để đánh thức thần kinh hưng phấn tỉnh táo giúp sự điều chỉnh chức năng khí hóa của tạng phủ được hữu hiệu, làm giảm đau, an thần. Tối đi ngủ không được cào đầu, thần kinh sẽ hưng phấn làm tỉnh não sẽ không ngủ được, còn ban ngày có bệnh hay buồn ngủ thì nên cào mạnh nhiều lần khắp đầu để đánh thức thần kinh tỉnh táo không bị buồn ngủ. Không nên lạm dụng dùng thuốc giảm đau bằng morphine khiến thần kinh tê liệt mất cảm giác đau thì cũng mất luôn chức năng tự chữa bệnh của hệ thần kinh.
Cào đúng cách là các vùng da đầu cảm thấy đau đều khắp, mặt hết nhăn nhó bởi đau qúa, cào xong cảm thấy máu lưu thông trên đầu, sắc mặt trở nên hồng hào, hai tai đỏ hồng, như vậy nó đã kiểm soát làm thông được khí huyết trên đầu và tự hệ thần kinh đủ mạnh để điều chỉnh được những chỗ tắc nghẽn gây đau trong cơ thể.

Bài tập 2-vỗ tay bốn nhịp : sau-trên-sau-trước ( 60-100 lần )
a-Động tác :
Bài tập này có 4 động tác vỗ tay ở 4 vị trí: sau-trên-sau-trước. ( hình chữ L ).

Chuẩn bị :
Hai chân dang rộng hơn hai vai, cánh tay và cùi chỏ để thẳng, không được căng cứng, không được để cong trong lúc tập, hai bàn tay xòe, lưỡi cuốn cong lên vòm họng trên, lúc tập nước miếng dễ dàng tiết ra để điều chỉnh âm dương cho thân nhiệt sau khi tập không bị nóng qúa làm mất nước khô họng, chỉ hít thở bằng mũi.

Tập làm quen với động tác như thể dục :
Trước hết chúng ta tập vỗ tay 4 nhịp để ở 4 vị trí sau-trên-sau-trước cho quen, chưa cần chú trọng đến hơi thở. Thí dụ chúng ta ra lệnh thầm trong đầu để cho hai tay thi hành như sau :
Một sau, hai trên, ba sau, bốn trước, một sau, hai trên, ba sau, bốn trước, một sau, hai trên, ba sau, bốn trước..
Nhịp một sau : Lưng ngửa ra vỗ hai bàn tay ra sau lưng.
Nhịp hai trên : Lưng vẫn ngửa, hai tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa, hai cánh tay đưa thẳng lên cao trên đầu, ngửa cổ mắt nhìn theo bàn tay khi hai bàn tay vỗ vào nhau.
Nhịp ba sau : Lưng vẫn ngửa, nhưng hơi cúi cổ, quay đâu lưng bàn tay ,dang thẳng hai cánh tay sang ngang vai xuống ra sau mông rồi vỗ vào nhau.
Nhịp bốn trước : Lưng cổ cúi về phía trước cho trán xuống ngang với tim, hai cánh tay thẳng, hai bàn tay vỗ vào nhau phía trước bụng dưới là xong nhịp bốn, không có nhịp nghỉ, lại tiếp tục vỗ tay nhịp một sau, nhịp hai trên, nhịp ba sau, nhịp bốn trước. cứ thế vỗ đều liên tục.

Tập làm quen với hơi thở :
Bài tập trên có 4 động tác, nhưng chỉ có một hơi thở, ( hít vào, thở ra là một hơi thở , thời gian hít vào thở ra bằng nhau ).
Khi bắt đầu tập, trong đầu chúng ta ra lệnh thầm chữ hít ,chúng ta hít hơi vào từ từ, khi hơi vào đầy phổi một cách tự nhiên vừa đủ không căng cứng lồng ngực, chúng ta chấm dứt, trong đầu ra lệnh thầm chữ vào. Khi bắt đầu thở ra, trong đầu ra lệnh thầm chữ thở , hơi thở ra từ từ bằng mũi cho đến khi chấm dứt hơi thở, trong đầu ra lệnh thầm chữ ra .Trong đầu ra lệnh thầm liên tục, đều đặn bốn lệnh hít vào- thở ra, hít vào- thở ra, hít vào- thở ra, hít vào -thở ra...

Tập bốn nhịp theo khí công :
Bài tập có hai thì, thì một hít vào và thì hai thở ra, mỗi thì có 2 động tác vỗ tay ở hai vị thế phải đi theo hơi thở nhẹ, chậm, đều, liên tục, người ngoài không nghe được tiếng thở của mình, chỉ nghe được tiếng vỗ tay đều. Tập liên tục, đều, xong 60 lần, hơi thở vẫn đều, nhẹ, không cảm thấy mệt là tập đúng, nếu thấy mệt là đã tập nhanh qúa, hoặc hai cánh tay căng cứng dùng sức nhiều qúa, cánh tay, vai, cùi cho và bàn tay phải mềm, vỗ thành tiếng kêu lớn mà không đau 2 bàn tay là đúng.
Thì một : hít vào : ( hai động tác nhịp sau,trên ).
Hai tay chuẩn bị để ở vị trí nhịp trước, (trước bụng), cuốn lưỡi ngậm miệng, khi bắt đầu hít hơi vào thì hai tay đưa ra sau, ngửa lưng vỗ vào nhau kêu tiếng bốp (ở nhịp sau), tiếp tục dơ hai tay ngang vai lên cao, ngẩng đầu nhìn hai bàn tay phía trên đầu, vỗ kêu tiếng bốp, là dứt thì hít vào.
Thì hai : thở ra : ( hai động tác nhịp sau, trước ).
Khi bắt đầu hơi thở ra, hai cánh tay thẳng, dang ngang, đưa xuống sau mông, vỗ kêu bốp ở nhịp sau, tiếp tục đưa hai tay ra phía trước bụng, cúi lưng, cúi cổ xuống đất nhìn hai bàn tay vỗ trước bụng kêu tiếng bốp là dứt thì thở ra.
Tập xong hai thì, kể là một lần, tập 60-100 lần.
Tập khí công đúng, là hơi thở phải nhẹ, đều, không bị ngắt đoạn bởi phải chờ động tác, như vậy là hơi thở và động tác bị trật nhịp, không hoà hợp đồng bộ. Tập đúng cách, móng tay và mặt sẽ hồng hào, rịn mồ hôi trán.

b-Lợi ích :
Gần như chữa được bá bệnh.
Khi động tác vỗ tay bốn nhịp theo hơi thở đều đặn, tập không nhanh không chậm sao cho sau khi tập xong không cảm thấy mệt, chia làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần 60 cái, nếu đo thời gian trung bình 1 phút 18 hơi thở ra thở vào thì mỗi lần tập mất khoảng 3 phút. Tập nhiều ngày điều chỉnh hơi thở sâu và lâu hơn mà không thấy mệt thì 1 phút tập được 10-12 hơi thở ra thở vào mất khoảng 5 phút là tập xong.

1- Chữa bệnh đau nhức phong tê thấp ở vai, cánh tay, cùi chỏ, bàn tay, ngón tay :
Khi vỗ tay, cánh tay nâng lên, đưa xuống chậm, đều, giúp khai mở các huyệt ở tay, thông những chỗ bế tắc mà trước kia khí huyết không đến được đã làm ra bệnh sưng đau nhức, co cứng hoặc cánh tay yếu vô lực. Nếu tập đúng, khi hai bàn tay hạ xuống dưới ,nhìn lòng bàn tay và ngón tay phải có máu dồn xuống trở nên mầu hồng đỏ, khi bàn tay và cánh tay nâng cao để vỗ phía trên đầu, máu đi xuống, về tim, nhìn lòng bàn tay phải có mầu trắng, như vậy là khí huyết đã thông thuận theo chiều lên xuống của cánh tay, bàn tay vỗ mạnh làm cho bàn tay bị lạnh sẽ ấm lên, các đầu kinh mạch trên các đầu ngón tay được kích thích làm thông với tạng phủ.

2- Điều chỉnh hơi thở và nhịp đập của tim mạch, chữa bệnh suyễn, dị ứng, bệnh phổi có nước, hẹp van hở van tim, nhồi máu cơ tim :
Một người khỏe mạnh bình thường thở 1phút 18 hơi. Khi cơ thể có bệnh tim mạch, suyễn, suy nhược, bệnh phổi, hơi thở sẽ ngắn và dồn dập, gấp gáp, đứt đoạn, khò khè, số lần thở cao hơn, có thể 30, 40, 50..100 lần tùy theo tình trạng bệnh nhẹ hay nặng.

Khi tập vỗ tay bốn nhịp, hơi thở tự nhiên được điều chỉnh chậm lại và đều, người bị bệnh sẽ có được hơi thở bình thường cho đến khi hết bệnh, người khỏe mạnh sẽ có được hơi thở chậm, nhẹ, sâu, đều, trung bình 12 hơi trong một phút giúp tim đập mạnh, đều theo nhịp lên xuống của tay sẽ làm mạnh cơ tim chữa được bệnh tim đập mất nhịp, bệnh hở van tim, hẹp van tim, nhồi máu cơ tim, máu bị vón cục, máu có bọt, vì khi máu từ tim ra theo động mạch, và tim bị phổi nâng lên ép xuống liên tục khiến tim đập đều đặn như nhồi sóng, dòng máu sẽ lưu thông trôi chảy vào tận các khe kẽ, xương khớp nơi đã bị tắc khí huyết làm đau nhức phong thấp, nơi có máu vón khô hóa vôi bị đẩy xuống thận thải lọc ra ngoài , máu có bọt đi theo tuần hoàn lên xoang phổi thu hồi và trao đổi oxy biến máu đen oxyde sắt nhị ( Fe2O2 ) thành máu đỏ oxyde sắt tam ( Fe2O3 ) về tim tuần hoàn liên tục.

Chúng ta không nên tập cho hơi thở chậm hơn nữa, nếu không, sẽ có tình trạng hơi thở xáo trộn, vì trong khi tập qúa chậm hơi thở bị nén lại, sau khi tập, hơi thở lại càng nhanh gấp hơn để bù lại, như thế là tập sai. Nếu đứng trước đồng hồ để theo dõi hơi thở, trung bình 3 phút vỗ tay tập được 54 hơi thở, sau đó từ từ hơi thở được đều và chậm một cách tự nhiên xuống còn 51 hơi, 48 hơi, 45 hơi, 42 hơi, 39 hơi , và 36 hơi là lý tưởng. Sau đó giữ đều đặn cách tập 12 hơi trong một phút cho thành thói quen, giúp cho khí huyết tuần hoàn mạnh hơn, số lượng oxy vào phổi nhiều hơn làm tăng hồng cầu, số lượng CO2 giữ trong cơ thể lâu hơn làm cho cơ thể ấm, và thải ra số lượng nhiều hơn làm xuất mồ hôi, thải độc tố trong máu. Khi hơi thở đều đặn thì nhịp đập của tim mạch cũng đều, mạnh, có lực, bệnh suyễn và bệnh thiếu khí ưa ngộp thở, ho cảm cúm, đau nhức, dị ứng thời tiết sẽ hết.Trường hợp phổi có nước do hơi thở yếu làm nghẹt xoang, bài tập này giúp xoang phổi nở ra, hơi thở được mạnh hơn làm tăng nhiệt, lỗ chân lông mở ra thoát hơi nước bằng đường mồ hôi, nước còn lại theo máu tuần hoàn xuống thận lọc và đào thải ra ngoài.

3-Chữa cholestérol, cao áp huyết, nhức đầu chóng mặt, suy tim, mỡ bao màng tim và các ống mạch :
Khi tim đập yếu do suy tim, hoặc có cholestérol trong ống mạch và màng mỡ bao tim, làm nghẹt máu lưu chuyển trong ống dẫn máu khiến nhịp tim đập bất bình thường.
Bài tập này giúp cho hoành cách mô được nâng lên mở rộng buồng phổi, cơ tim được giãn ra ở thì thở vào được sâu, chứa được nhiều oxy. Ở thì thở ra, hai lá phổi và hoành cách mô ép lại giúp tim co bóp đẩy khí huyết lưu thông mạnh hơn. Sự hoạt động co bóp của tim mạch đều, tạo ra một số nhiệt lượng quanh qủa tim làm giảm mỡ bao quanh màng bao tim, còn nhiệt lượng trong máu làm mềm ống mạch, do lưu lượng máu tuần hoàn mạnh tạo sự ma sát quanh vách thành ống mạch lôi theo cholestérol bám ở vách thành ống mạch về gan thận để lọc thải ra khỏi máu, khi ống mạch giãn nở rộng khí huyết lưu thông dễ dàng làm hạ áp huyết. Nếu có miếng thịt u sau gáy dầy lên làm tắc khí huyết lưu thông trên đầu gây ra bệnh nhức đầu cao áp huyết thì khi cúi ngửa đầu sẽ làm giảm áp huyết và làm thông động mạch cổ gáy. Nếu có bệnh cao áp huyết thì cổ gáy vai cứng không thể vỗ hai tay ra sau được, vì thế phải hơi ưỡn ngửa lưng ra sau mới vỗ tay ra sau được dễ dàng .

4-Chữa bệnh thoái hóa cột sống, tiêu hóa, bài tiết, sạn thận :
Càng vỗ tay bốn nhịp đều đặn nhiều lần, cột xương cổ và xương sống được máu đến nuôi các khớp và đĩa đệm nở ra làm mạnh lưng thận tránh bị gù, lùn, cong lưng, còn các ống mạch sẽ giãn nở làm hạ áp huyết, máu lưu thông nhanh ma sát vào thành ống mạch tạo ra nhiệt lượng làm cơ thể ấm. Ở nhịp sau-trên, lưng đầu mặt ngửa lên nhìn trời, hai cánh tay đưa lên làm lồng ngực và tim được nâng lên và mở rộng buồng phổi sẽ thu được oxy vào tối đa, lưng ngửa ra làm xoang bụng giãn ra, tất cả bao tử, gan mật, lá mía, thận, ruột, bàng quang đều được kích thích giãn nở thu được oxy nhiều hơn làm tăng hồng cầu và bạch cầu.
Ở nhịp sau-trước lưng đầu mặt cúi xuống nhìn đất, tất cả lục phủ ngũ tạng bị ép lại đẩy thán khí ra ngoài, bao tử bị ép lại giống như đang nhồi ép thức ăn nhiều lần giúp cho sự chuyển hóa thức ăn nhanh và tiêu hóa được tốt, gan bị ép lại sẽ đẩy máu xấu và độc tố ra ngoài nhiều hơn, thận bị ép lại sẽ đẩy được cặn vôi ra ngoài sẽ ngừa được bệnh sạn thận, đường ruột bị nhồi ép đều sẽ không bị bệnh táo bón.

Bài tập 3- Vỗ tâm-thận ( 30 lần )
a-Động tác :
Hai chân dang rộng bằng vai. cuốn lưỡi, ngậm miệng, hít thở bình thường,(động tác không cần theo hơi thở)
Động tác 1 : Bàn tay trái đưa lên ra phía sau lưng cùng bên vai trái, cùi chỏ chỉ thẳng lên trời, và đầu ngả ra phía sau, nghiêng người về bên phải, còn tay phải vòng xuống dưới ra sau lưng, xòe bàn tay vỗ vào thận bằng mu bàn tay. Hai tay trên và dưới vỗ cùng một lượt.
Động tác 2 : Đổi tay, làm ngược lại, bàn tay phải đưa lên ra sau lưng, cùng bên vai phải, cùi chỏ chỉ thẳng lên trời, bàn tay vỗ vào lưng trên nơi qủa tim, ngả người và đầu ra phía sau, nghiêng người về bên trái, còn tay phải vòng xuống dưới ra sau lưng, xòe bàn tay vỗ vào thận bằng mu bàn tay. Hai tay trên và dưới vỗ cùng một lượt.
Vỗ xong hai động tác kể là một lần. Vỗ 30 lần.
b-Lợi ích :
1-Kích thích tuần hoàn tuyến vú :
Mỗi động tác đều có tác dụng đưa khí huyết vào lồng ngực và tuyến vú ở một bên, và ép khí huyết ở lồng ngực và tuyến vú bên kia thoát ra. Nó có tác dụng kích thích tuần hoàn khí huyết ở lồng ngực và làm co giãn cơ vú, đóng mở khai thông các tuyến vú sẽ trao đổi được oxy nhiều hơn để chữa bệnh đau tức ngực, cơn đau thắt tim mạch, khó thở, tắc tuyến vú, có hữu hiệu chữa bệnh ung thư vú.
2-Làm thông khí huyết ở tay vai, bả vai, cùi chỏ, cổ gáy, hông sườn, phổi, thận :
Hai bàn tay vỗ cùng một lúc ở hai vị trí sau phổi nơi bả vai và vị trí của thận làm tăng cường vệ khí giúp khí huyết lưu thông đến tận các khớp chữa được các bệnh tê, đau, nhức mỏi ở cổ, gáy, tay, vai, cùi chỏ, lưng trên, sườn ngực, phổi, thận.

Bài tập 4 -Cúi ngửa cột sống : (20 lần )
a-Động tác :
Hai chân dang rộng hơn vai ,cuốn lưỡi, ngậm miệng, hít thở bằng mũi, hai cánh tay song song hướng xuống đất, gập cổ tay, các ngón tay chỉ xuống đất. Bài tập có 2 động tác :
Động tác 1 : Thì hít vào, khi bắt đầu hơi thở, hít vào từ từ, thì hai cánh tay song song cũng từ từ kéo lên cao khỏi đầu ra phía sau, ngửa lưng cổ, mắt nhìn theo hai bàn tay đang đưa từ từ lên trời, nhưng ngón tay vẫn chỉ xuống đất.( Theo quy luật quân bình âm dương là trong dương có âm, để khí âm dương trong cơ thể thăng giáng điều hòa, khi tay đưa lên trời và hít dương khí vào đều thuộc dương, thì ngón tay chỉ xuống đất là âm ).
Động tác 2 : Thì thở ra, hai bàn tay đổi hướng cho các ngón tay ngửa hướng lên trời là dương, khi bắt đầu, thở ra từ từ, lưng ,đầu, cổ từ từ cúi xuống âm nhìn vào bàn tay theo hướng hai cánh tay đang từ từ hạ xuống sát đất cho bàn tay chạm đất, đặt thành một đường nằm ngang với hai chân.(Theo quy luật cả người cúi xuống âm, trong âm có dương là hai bàn tay ngửa lên dương).
Tập hai động tác là xong một hơi thở kể là một lần, tập cúi ngửa 20 lần, tập thành thói quen đều, chậm, nhẹ, tạo thành nhịp thở 12 hơi trong một phút.

b-Lợi ích :
1-Tăng cường hệ miễn nhiễm :
Động tác cúi ngửa để điều hoà Mạch Đốc ,thuộc thần kinh tủy sống có liên quan đến chức năng hoạt động của phủ tạng, và Mạch Nhâm thuộc các ống huyết mạch liên quan đến lượng máu lưu thông của tạng phủ. Mạch Đốc thuộc dương, Mạch Nhâm thuộc âm, khi cúi ngửa, âm và dương khi mở khi đóng đều đặn, giúp khí huyết của phủ tạng trao đổi dưỡng khí khi hít vào, loại thán khí khi thở ra, cùng tạo ra một áp lực đều giúp cho sự tuần hoàn của tim mạch mạnh hơn, đi khắp từ đầu xuống chân để nuôi dưỡng các tế bào mới, loại các tế bào cũ , phục hồi các mô bị bệnh.

2-Làm linh hoạt các đốt sống lưng và làm mạnh thận, chữa thần kinh tọa :
Khi cúi ngửa, các đốt sống lưng sẽ linh hoạt dẻo dai, khí huyết được luồn vào tận các đốt nuôi dưỡng các đĩa đệm, kích thích gân cơ và hệ thần kinh dọc hai bên cột sống làm tăng cường hệ miễn nhiễm, tăng cường chức năng thần kinh giao cảm và vận động của tạng phủ nằm dọc hai bên cột sống, chữa được bệnh thoái hóa cột sống, gai cốt sống ,đau lưng do dây thần kinh cột sống bị chèn ép, bệnh đau thần kinh tọa, đau mỏi lưng, hai qủa thận được kích thích đóng mở khi cúi ngửa giúp tuyến thượng thận hoạt động tốt, các cơ thận co bóp đều đặn tống được cặn bã tích lũy trong thận lâu ngày thành sạn thận, khi thận hoạt động mạnh, chữa được bệnh tiểu đêm nhiều lần của người già và người bị bệnh suy thận. Bao tử, gan mật, đường ruột được co dãn theo nhịp sinh học tự nhiên của hơi thở, khí huyết sẽ lưu thông dễ dàng.

Tập luyện đều sẽ giữ được nhịp sinh học của hơi thở 12 hơi trong 1 phút. Tăp đúng, khi bàn tay hạ xuống, ngón tay và móng tay đỏ hồng, khi đưa bàn tay lên cao máu chạy xuống vai, bàn tay trắng dần, cứ liên tục máu chuyển lên xuống khi đỏ khi trắng là huyết mạch được thông. Khi ngửa lưng, khí huyết dồn ép xuống mông đùi, xuống hai chân chữa được bệnh đau thần kinh tọa.

c-Cách tập phần tĩnh công :
Tĩnh công là khí công thiền, có hai cách là Tọa Thiền ( thiền ngồi ) và Ngọa thiền ( thiền nằm ), mục đích theo dõi và đếm hơi thở tùy theo tập trung ý ở đâu để có ích cho mỗi loại bệnh khác nhau .

Tọa thiền :
Áp dụng cho người khỏe mạnh có thể ngồi lâu được mà không bị cong lưng, mệt mỏi. Theo thế ngồi kiết già, bán gìa sẽ làm tắc tuần hoàn khớp háng, đùi vế, chân và xương hông, người có bệnh suy yếu, đau lưng thận, khí huyết lưu thông kém, không nên tọa thiền kiểu kiết già, bán già, nên ngồi trên ghế đẩu hay ghế dựa.

Đầu, lưng, gối, chân đều thẳng góc, hơi cúi đầu cổ, vai hạ xuống, cuốn lưỡi lên vòm họng trên, mắt nhắm, giữa lòng bàn tay trái của nam để vào ngay đỉnh xương ức gọi là Đan điền thần, giữa lòng bàn tay phải để dưới rốn 5 phân gọi là Đan điền tinh. Nữ thì đặt bàn tay ngược lại, bàn tay phải ở đan điền thần, bàn tay trái ở đan điền tinh. Tọa thiền làm tăng sự hoạt động của tế bào, thay cũ đổi mới, tăng cường hệ miễn nhiễm, phát triển trí não. Tập không quen dễ bị hôn trầm buồn ngủ.. Nếu yếu hơn nữa không thể ngồi trên ghế lâu thì đổi sang ngọa thiền.

Ngọa thiền :
Nằm ngửa, thẳng lưng, không kê gối, nam tay trái đặt ở Đan điền thần, bàn tay phải đặt ờ đan điền tinh. Nữ đặt ngược lại. Ngọa thiền làm dịu thần kinh, giảm đau, an thần, dễ ngủ ngon giấc và mau phục hồi sức khỏe.

Khi còn tỉnh thức để theo dõi hơi thở sẽ làm hơi thở được chậm hơn, nhẹ hơn bình thường một cách tự nhiên, tạo được nhịp thở sinh học trung bình 12 hơi trong 1 phút. Khi tập được nhiều năm, nhịp thở sinh học đạt được 4-6 hơi trong một phút sẽ có lợi cho sức khỏe. Thở êm nhẹ người ngoài không nghe tiếng thở, giống như nằm im bất động, nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo đang theo dõi hơi thở, đó là phương pháp tạo ra khả năng tự chữa bệnh của cơ thể để cải thiện sức khỏe đối với mọi bệnh tật. Còn khi bị hôn trầm, mất sự tập trung theo dõi hơi thở sẽ rơi vào trạng thái ngủ ngon mà không cần dùng tới thuốc ngủ.

Cách Tập :
Bình thường khi rảnh rỗi nằm tập, hoặc mỗi tối trước khi đi ngủ. Còn trường hợp có bệnh phải tập nhiều hơn trung bình 6 giờ mỗi ngày chia làm nhiều lần, tức là tập dỗ giấc ngủ bằng khí công thiền để tự làm giảm đau hóa giải bệnh tật.

Ý tập trung vào đan điền tinh, tai nghe những chuyển động của khí vùng bụng dưới khi thở vào thở ra diễn biến mỗi lúc mỗi khác nhau như thế nào. Hít và thở bằng mũi, êm, nhẹ, chậm. Đầu tiên để ý khi thở vào, bụng dưới tự phồng lên nhẹ, trong đầu ghi nhận là phồng, để ý tiếp thì thở ra, bụng dưới tự xẹp xuống, trong đầu ghi nhận là xẹp. Cứ một lần phồng-xẹp đếm thầm là 1. Tiếp tục ghi nhận tự bụng phồng-xẹp đếm thầm là 2, phồng-xẹp 3, rồi phồng-xẹp 4, phồng- xẹp 5, phồng- xẹp 6, phồng- xẹp 7,..8,9,10, rồi đếm trở lại từ 1 đến 10 nhiều lần cho đến khi buồn ngủ quên đếm thì thôi.

Những diễn biến của hơi thở khi còn tỉnh thức :
Nếu dùng đồng hồ kiểm soát hơi thở khi bắt đầu tập, thời gian đếm từ 1 đến 10 mất 33 giây đối với người khỏe mạnh không bệnh tật, nếu có bệnh do đau đớn, hơi thở ngắn, ngắt quãng nhanh, thở dồn dập nhiều hơn, 1 phút hơn 20 đến 50 hơi tùy theo tình trạng bệnh nặng nhiều hay ít. Nhưng cứ cố gắng thư giãn tự điều chỉnh hơi thở cho đều, sau mỗi nửa giờ kiểm soát lại sẽ thấy khác, hơi thở chậm lại, sâu hơn, lâu hơn, nhiều hơn, 10 hơi thở được 1 phút là đã có tiến bộ.

Những diễn biến của hơi thở khi bị hôn trầm :
Hôn trầm là trạng thái rơi vào giấc ngủ êm đềm tự nhiên, mất sự kiểm soát của ý thức, nhưng nhịp thở sinh học vẫn đều đặn hơn là không tập, khác với cơ thể khi mệt mỏi hơi thở bất bình thường làm cho giấc ngủ chập chờn.
Người bị bệnh mất ngủ kinh niên, không cần uống thuốc ngủ, không được ăn no hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh bị bao tử phải hoạt động hoặc phải đi tiểu đêm làm mất ngủ. Mỗi tối trước khi đi ngủ nằm tập theo dõi hơi thở phồng-xẹp liên tục đều đặn, khi tỉnh thức thì có lợi làm tăng cường hệ miễn nhiễm, tăng cường hệ thống nội tiết ( système endocrine ) để tự chữa bệnh. Còn khi rơi vào giấc ngủ thì vẫn tạo được nhịp thở sinh học ở trạng thái hôn trầm làm cho ngủ được lâu hơn.

9-NHỮNG NIỀM TIN:
Một vài trường hợp điển hình của các bệnh nhân ung thư vú áp dụng đã có kết qủa là một niềm tin gửi đến các bệnh nhân khác còn đang bị cơn bệnh do chính mình tạo ra, sẽ biết cách tự chữa lấy cho mình cho đến khi lành bệnh :

Trường hợp 1 :
Một bà bệnh nhân Québecoise 50 tuổi, khi tôi nghe bà thở dài liên tục vô cớ như thành một cố tật, tôi liền khám huyệt, phía bên phải không có cảm giác đau, phía bên trái bị đau, bà công nhận là đã bị cả hai bên vú nhưng đã mổ vú bên phải, còn bên trái có 4 cục bướu, sẽ phải mổ vào tháng sau. Bà ta áp dụng các bài tập trên trong một tháng, khi tái khám không phải mổ nữa, chúng đã biến mất.

Trường hợp 2 :
Một bà Italienne 48 tuổi, toàn phần vú bên trái bị tím do huyết tắc làm khó thở, có khối u đau sắp phải mổ, bị sợ hãi hay khóc. Sau khi tập khí công, vú trái hồng hào trở lại và khối u mềm và nhỏ dần, tôi chỉ cho cách đắp thêm cao gừng khoai môn vào chỗ đau làm tan khối u và hết đau . ( Gừng già và khoai môn trọng lượng bằng nhau, rửa sạch, để cả vỏ, xay chung không cho nước đến khi nhuyễn trộn với 1 thìa bột mì làm chất dính liên kết cho hai thứ dính lại, đắp lên chỗ đau ,băng lại trước khi đi ngủ vào mỗi tối, đắp cao cho đến khi mất khối u thì thôi.

Trường hợp 3 :
Một bà Québecoise 70 tuổi, người ốm, ngực lép, vú phải teo nhỏ, vú trái to mầu máu tím bầm cứng, dài thòng xuống bụng như đeo một qủa dừa khô nhỏ đong đưa làm nặng ngực khó thở, trên mặt ở gò lưỡng quyền trái hiện ra một khối u có mủ như mọc mụn đinh nhọt, đó là dấu hiệu trên mặt hiện rõ bệnh unh thư vú trái. Sau khi tập được ba tháng, khối u mỗi ngày mỗi nhỏ lại, vú dài từ từ kéo về vị trí cũ, mầu da vú mất dấu tích máu bầm đen mà trở lại mầu hồng, tế bào da sống lại. Cho đến bây giờ là năm năm sau bà vẫn vui vẻ yêu đời và khỏe mạnh như người bình thường .Bà đã lập ra một nhóm tương trợ A La Source giúp đỡ những người cancer vú bằng cách tập họp khoảng 50 bệnh nhân cancer vú và mời tôi đến thuyết trình và hướng dẫn họ tự chữa bệnh bằng khí công vào ngày 29 tháng 4 năm 2002 tại Centre Municipal St.Constant ( salle 1 ), với tiêu đề là enseignement du QiGong rememo. Afin d’améliorer sa santé.

Trường hợp 4 :
Một bà Américaine 37 tuổi, đầu rụng hết tóc, vú phải đã mổ, vú trái đang điều trị theo tây y bị thuốc làm đau nhức, mặt xanh, thở hổn hển, đau nhức toàn thân, dán morphine vào chỗ bao tử, gan, ruột đang bị đau như châm kim, đi đứng năm ngồi đều đau, tay dơ lên không được, muốn tự tử. Tôi dùng bài cào đầu, từ nhẹ đến mạnh dần, lúc đầu bà không có cảm giác đau mà chỉ cảm giác như một khối đá cứng đang bị cào, cào cho đến khi khí huyết lưu thông, da đầu có cảm giác mềm lại và cảm giác đau tăng dần dần từ vùng này đến vùng khác, sắc mặt và quanh tai đỏ lên, cứ tiếp tục cào nhẹ đều, cảm giác đau tăng đến mức chịu được, sau 15 phút thì bà ta thấy cơ thể giảm đau nhiều, rồi tôi chỉ cho bà cách tự tập thở tĩnh công thiền khoảng nửa gìờ cho quen thành thuộc để bà có thể tự tập ở nhà một mình được. Tôi dặn bà về nhà phải tiếp tục cào đầu mỗi ngày 20 lần, mỗi lần 5 phút, nằm tập theo dõi hơi thở mỗi ngày 6 giờ, một tuần sau trở lại có tiến bộ giảm đau rõ rệt, vẻ mặt có khí sắc tươi tỉnh. Bà để ý khi tái khám định kỳ tại bệnh viện, mặc dù tình trạng đau như cũ lại tái phát rất khổ sở sau mỗi lần chữa theo tây y, nhưng bà vẫn tập đều phải mất thời gian một tuần mới hồi phục được sức khỏe, còn hơn là chỉ theo một phía tây y thì càng ngày càng tệ hại hơn mà không có đường lựa chọn nào khác. Bây giờ đã có thêm một phương pháp tự chữa bệnh bằng khí công, bà đã tươi tỉnh cười nói, sinh hoạt như bình thường, bà ta gọi phương pháp này là một phép lạ.

Trường hợp 5 :
Một bà Haiitienne 47 tuổi, ung thư vú trái đã mổ, chích nhiều cortisone làm đau từ hõm vai đến cánh tay bên trái sưng phù nước to gấp hai lần bình thường và bị liệt không cử động được. Tôi cào đầu nhiều lần và dạy cho bà nằm thiền theo dõi hơi thở để làm giảm đau và khuyên bà tập bài tập vỗ tay 4 nhịp, tay nhúc nhích được đến đâu hay đến đó, thời gian một tuần sau bà trở lại cánh tay đã hết sưng đau và có lực dơ lên được cho tôi xem và nhờ tôi chỉ thêm các bài tập khác.

Trường hợp 6 :
Có cô gái Argentinienne khoảng 30 tuổi lái xe đến đón tôi về nhà chữa cho mẹ cô bị ngã đau chân không đi được.Trên đường đi tôi để ý cứ 1 phút cô thở dài 3-4 lần một cách vô cớ, và cứ mỗi lần cô thở dài tôi đếm 1, rồi 2, 3,.. cô hỏi tại sao tôi đếm số lần cô thở dài. Tôi cho cô biết đó là dấu hiệu tắc tuyến vú sẽ sinh bướu vú. Cô xác nhận là cô đã có bướu sắp đi mổ và hỏi tôi có cách nào chữa được không ? Khi tới nhà, chữa cho mẹ cô hết đau và tập cho mẹ cô đi được, đến lượt cô yêu cầu chỉ cho cô cách tự chữa cho khỏi bệnh. Cô tập thở cùng lúc tôi bấm huyệt Túc lâm Khấp để thông khí tuyến vú, sau 10 phút cô khám lại thấy bướu vú nhỏ đi rất nhiều khiến cô mừng rỡ. Tôi nói nếu cô tiếp tục tập sẽ khỏi hẳn, đến ngày hẹn đi mổ cô yêu cầu chụp hình lại trước khi mổ, nếu bướu không phát triển to hơn mà lại nhỏ đi có thể không phải mổ. Qủa thật bệnh của cô đã không phải mổ mà bướu vú đã biến đi mất. Tôi khuyên cô cần tập bơi lội mỗi ngày để tuyến vú được thông. Có lẽ những phụ nữ bơi lội thường xuyên mỗi ngày không bao giờ bị bệnh ung thư vú.

Phương pháp tập khí công tự chữa bệnh là một phương pháp mới trên thế gìới, do chính bệnh nhận phải tự tập để khai thông những chỗ bế tắc của kinh mạch huyệt đạo. Không thể nhờ vào người khác có khí công hay nhân điện truyền khí vào cho mình. Vì bệnh của mình giống như một qủa bóng da bị xì lỗ, nếu nhờ thầy cho khí vào, hôm trước nó phồng lên thấy khỏe, hôm sau nó xẹp xuống bệnh lại như cũ, hễ vắng thầy thuốc bệnh đâu lại hoàn đó, chi bằng mình phải học cách tự chữa theo phương pháp tập khí công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét