Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Khí công tâm pháp Phật gia


Khí công tâm pháp Phật gia
Trong tất cả các pho Dưỡng Sinh cổ truyền đang lưu truyền trong dân gian, có một pho rất đơn
giản về thế thức, nhưng rất huyền nhiệm về tác dụng. Không biết thành quả của nó có được phi
 thường như huyền thoại của  Dịch Cân Kinh hay Bát Đoạn Cẩm hay không, nhưng có một điều
 chắc chắn là nó hoàn toàn không có tác dụng nguy hiểm như một số môn Dưỡng Sinh
tuyệt nghệ khác.  Đó là bộ KHÍ CÔNG TÂM PHÁP BIỆT TRUYỀN (KCTPBT) của Phật Gia.
 (Một số người nhầm gọi là Khí Công Tâm Pháp Bí Truyền. Gọi là "biệt truyền" là vì chỉ lưu truyền phổ cập trong Phật Giáo, là môn Khí Công chuyên biệt nhằm giúp đỡ cho các hành giả Thiền được có
nhiều khí lực bền vững trong việc ngồi Thiền, Quán Tưởng lâu dài, chứ có bí mật gì đâu mà
 "bí truyền".)
Tuy là một bộ Khí Công đơn giản về chiêu thức dành cho giới Thiền Định, nhưng bộ Khí Công Tâm
 Pháp Biệt Truyền này hàm chứa đầy đủ các tác dụng của một môn Dưỡng Sinh hoàn chỉnh. Bốn
thức (bốn động tác) của Khí Công Tâm Pháp Biệt Truyền (KCTPBT) mang bốn cảnh giới diệu
 dụng của Dưỡng Sinh. Đó là Khai Mở Kinh Mạch Huyệt Vị, Tích Lũy Nội Lực,
 Hoạt Khí- Hành Huyết, và Định Tâm
Nếu không phải luyện tập để trị những bệnh chuyên biệt. thì một người bình thường chỉ cần
 luyện tập bốn thức Khí Công giản diệu này là quá đủ, thì cái "Trương Mục" sức khoẻ của hành
 giả (người thực hành công phu) cũng dư xài với "trăm năm bể khổ trần ai" này rồi.
Cái đặc biệt của pho KCTPBT này là cách thổ nạp hô hấp cùng với sự vận động thủ túc, rất tự
 nhiên và đơn giản. Và đó cũng là những đặc điểm mà ba pho Dưỡng sinh của ba vị Đại Sư
Giác Độ, Khổ Toại và Hằng Trường đều có nét tương tự nhau.Bởi vì ngoài những thể thức đúc kết
tinh hoa từ các pho dưỡng sinh cổ truyền để sáng tạo nên những tuyệt kỷ khác nhau phù hợp
 với thời hiện đại, thì ba pho dưỡng sinh của ba vị Đại Sư nói trên có nền tảng thâu nhiếp hô
 hấp từ pho KCTPBT, cho nên trong phần này tôi xin trình bày hơi kỹ về
 KhíCôngTâmPhápBiệtTruyềnnày.     

    
Khí công tâm pháp Phật gia
Đệ nhất Thức: Chuyễn Nhâm Đốc
Động tác này nhằm mục đích vận động khai mở hai kinh mạch chính trong cơ thể. Mạch Đốc
( dương) chạy phía sau lưng và Mạch Nhâm (Âm) chạy phía trước bụng. Đây là hai kinh mạch
 tổng hội các đường kinh Âm và Dương trong cơ thể. Chuyễn được Nhâm-Đốc cũng đồng
nghĩa với việc khai mở vận động tất các các kinh mạch và huyệt vị trong cơ thể, tất nhiên
 cũng khả năng thức động các Luân Xa (trung khu năng lượng sinh học).
     
 Hít vào đồng thời hai chân bước rộng ra bằng vai

Thở ra, từ từ cúi người xuống phía trước, hai tay buông lỏng tự nhiên xuống đất, đầu
cũng theo tay thả lỏng xuống dưới  
     
Từ từ hít vào và đứng dậy.  Hai tay úp vào phía sau lưng hông, nín thở, và  ngã người ra
Phía    sau
        
   
Thở ra và từ từ cúi gập người xuống phía trước như động tác ban đầu và cứ vậy lặp đi lặp
 lại       nhiều lần      như           thể.


 
2) Đệ Nhị Thức: Tích Nội Lực                                                                                       
Thức này nhằm mục đích thâu liễm và tích lũy nội lực
    
            
 Hít vào, chân bước rộng ra bằng vai, hai tay chống vào mạn sườn

    

  
 Thở ra và từ từ ngồi xuống thấp (lưu ý càng xuống thấp càng tốt, nhưng vẫn giử một khoảng cách không ngồi hẳn lên bắp chân)

      

 Hít vào, đồng thời từ từ đứng dậy


 Nín thở và từ từ nhón chân lên, đồng thời nhóp hậu môn vào      
Khi bắt đầu thở ra cũng là lúc từ từ thả người ngồi xuống như động tác ban đầu, và tiếp tục lặp lại động tác với khả năng có thể (5-7 lần là được)

 
3)ĐệTamThức: Hoạt         Khí
   
     
Chân bước rộng ra bằng vai, xuống thế trung bình tấn


Hít vào đồng thời hai tay từ từ dang rộng ra hai bên, cánh tay thẳng, cổ tay buông lỏng, lòng tay sấp, rủ bàn tay xuống dưới, quay ra sau và lên trên quáđầu.
     


hở ra, đồng thời hai tay hạ xuống trước mặt, cánh tay thẳng, lòng bàn tay hướng ta ngoài, ngón tay chỉa lên trên,  từ từ cùng với hơi thở, hai tay hạ xuống ngang hông, và lặp lại động tác cũ


4) Đệ Tứ Thức: Bình Tâm Định Thần.
Thức này nhằm mục đích dẫn ý, định tâm và thâu liễm khí Hậu Thiên (dinh dưỡng, hô hấp)
 Hoá   nhập  với      khí      Tiên    Thiên (nguyên        lực      nội      tại)  
     
    

 Bước chân ra bằng vai, xuống trung bình tấn, hai tay khép vào ngang hông, lòng bàn tay
 ngữa thẳng lên trên
 Vẫn giử nguyên tư thế ấy từ từ hít vào.

   Giử nguyên hơi thở đan điền, hai tay quay hai vòng tròn phía trước mặt. Tay trái theo
chiều kim đồng hồ, tay phải ngược chiều kim đồng hồ, đường kính của vòng tròn khoảng
 30 đến 40 cm. Lúc hai tay quay vòng tròn thì dùng ý tưởng tượng trên đó có hai quả cầu lửa

          
Chỉ có lúc nín thở, hai tay mới quay vòng tròn ngược nhau, còn lúc hít vào thở ra hai tay
Luôn           vị         trí        ngang hông
    

Quay được 2 hoặc 3 vòng (tùy khả năng hơi thở nín được dài hay ngắn) thì rút tay vào
 hông như củ, lúc   này     mới     từ        từ        thở      ra ra    
Vì thức này là thức hóa nhập, bình tâm, định thần, nhờ vào sự  vận chuyễn giao hòa giữa
khí Tiên Thiên và Hậu Thiên, cho nên khi luyện thức này đòi hỏi phải có sự vận động
tích lũy và hoạt khí của các thức trước mới có hiệu dụng. Nếu chưa đầy đủ khí lực nhờ
 luyện tập các thức trước mà luyện nay vào Đệ Tứ Thức thì không nên, vì thiếu mất nền
 tảng khí lực, nên việc định tâm, hóa thần rất khó khăn, đôi khi còn bị bồn chồn bất an. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét