Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

TẬP THỞ KHÍ CÔNG TỰ CHỮA BỆNH: BỆNH MẤT NGỦ KINH NIÊN

TẬP THỞ KHÍ CÔNG TỰ CHỮA BỆNH: BỆNH MẤT NGỦ KINH NIÊN
A.NGUYÊN NHÂN :
Bệnh mất ngủ có nhiều lý do mà chúng ta thường gặp như:
1.Do thói quen :
a. Uống nước nhiều trước khi đi ngủ hoặc uống thuốc ngủ với nhiều nước làm cho nửa đêm phải thức giấc để đi tiểu, hoặc lạm dụng thuốc ngủ thành quen thuốc.
b. Ăn cơm tối qúa trễ với thức ăn khó tiêu hoặc có thói quen ăn tối trước khi đi ngủ.
c. Ăn ít để giảm cân, chỉ ăn ngày một bữa, tối bụng đói làm bao tử bào bọt xót dạ ngủ không yên.
d. Ngủ trái giờ, ban ngày ngủ, đêm đi làm, hoặc ban ngày ngủ gà ngủ gật, tổng số giờ ngủ chiếm khoảng 8 giờ một ngày nên đêm không ngủ được.
2.Do thời tiết, môi trường :
a.Thời tiết thay đổi bất thường, nóng hay lạnh qúa ngủ không được, hoặc bị di ứng thời tiết làm khó chịu không thể ngủ được.
b.Ngủ ở nơi lạ chỗ lạ nhà một thời gian tạm bợ không quen, mất tự nhiên không được thoải mái trở thành bệnh mất ngủ hoặc ngủ ở nơi có nhiều tiếng động ồn ào.
3.Do biến đổi tâm lý :
Vui qúa, buồn qúa, giận qúa, sợ qúa, lo nghĩ qúa làm thần kinh qúa hưng phấn hoặc ức chế bất bình thường.
4.Do cơ thể bị bệnh :
Như đau nội ngoại thương hành hạ làm mất ngủ. Do bệnh cao áp huyết máu dồn lên não kích thích thần kinh, hoặc do thiếu máu não không đủ máu nuôi thần kinh làm người bần thần khó ngủ. Do bệnh suyễn khó thở, do xáo trộn tiêu hóa, do thể chất và thần kinh suy nhược....
5.Do lạm dụng thuốc :
Do lạm dụng uống nhiều thứ thuốc để chữa nhiều bệnh một lần, đôi khi các loại thuốc tương phản nhau làm rối loạn thần kinh gây nên bệnh mất ngủ.
B. CÁCH TẬP LUYỆN HƠI THỞ :
Theo lý thuyết của khí công, khi cơ thể có bệnh, đều làm thay đổi nhịp thở sinh học khác với bình thường. Bệnh mất ngủ cũng không ngoại lệ, khi trằn trọc thao thức không ngủ được đã làm xáo trộn nhịp thở sinh học, cần phải tập luyện chỉnh lại hơi thở cho đều.
1. Chuẩn bị :
Trước khi đi ngủ, không uống nước, đi tiêu, tiểu và tắm rửa với nước ấm nóng cho người khỏe khoắn, mặc quần áo rộng. Nằm ngửa thẳng người, đầu không kê gối, chụm hai gót chân, cuốn lưỡi lên vòm họng trên, ngậm miệng bình thường không để người ngoài thấy biết được bộ dạng của mình đang cuốn lưỡi ngậm miệng, mặt bình thản. Tập thở ra hít vào đều bằng mũi để nối mạch âm dương Nhâm-Đốc, trong khi tập, nước miếng trào ra thì nuốt vào , không bị khô cổ, miệng có nước miếng không bị hỏa dồn lên làm đau khô cổ họng, làm nhức đầu và làm tẩu hỏa nhập ma ( dư hỏa ở bộ đầu làm hại thần kinh thành điên cuồng ).
Đặt bàn tay lên hai điểm quan trọng là đan điền thần, ( điểm quy tụ hỏa khí, giữa mỏm xương ức ), và đan điền tinh ( dưới rốn chừng 3-5cm ). Đàn bà đặt tay phải lên đan điền thần, đàn ông đặt tay trái lên đan điền thần, tay kia đặt lên đan điền tinh.
2. Tập nghe hơi thở :
Hai mắt nhắm lại, tai chú ý lắng nghe nơi bụng dưới rốn chỗ đặt bàn tay nơi đan điền tinh. Theo dõi trong thầm lặng, hơi thở bình thường tự nhiên, không cố ý hít vào thở ra, chỉ theo dõi hơi thở tự nhiên nó vào nó ra làm sao. Khi thở vào, chúng ta cảm thấy bụng phồng lên nhẹ, trong đầu ghi nhận là phồng, khi hơi thở ra, ta cảm thấy bụng xẹp xuống, trong đầu ghi nhận là xẹp. Lúc mới đầu tập, hơi thở vào-ra chưa đều, tần số sóng não đang ở giai đoạn làm việc, thuộc sóng béta 13-20 hertz. Cứ để cho tâm tĩnh lặng theo dõi phồng xẹp chừng 5-10 phút cho quen, lúc đó tần số sóng não chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi thuộc sóng alpha 8-13 hertz và ta cảm nhận được hơi thở vào ra phồng xẹp rõ ràng, sau đó chuyển sang giai đoạn kiểm soát hơi thở.
3. Kiểm soát hơi thở :
Kiểm soát hơi thở là thiền còn tỉnh thức thuộc giai đoạn sóng théta 4-7 hertz, đó cũng là ngưỡng cửa của giai đoạn hôn trầm làm buồn ngủ.
Có hai cách kiểm soát hơi thở :
a-Theo dõi hơi thở phồng-xẹp bằng cách đếm ( sổ tức ).
Nhắm mắt ,cuốn lưỡi ngậm miệng, hít thở bằng mũi tự nhiên. Bắt đầu quan sát và kiểm soát hơi thở bằng cách đếm thầm trong đầu. Khi bụng phình lên, ta ghi nhận trong đầu là phồng, khi bụng xẹp, ta ghi nhận trong đầu là xẹp và đếm thầm là 1 lần, rồi tiếp tục cứ mỗi lần theo dõi hơi thở vào hơi thở ra đếm thầm phồng-xẹp 2, rồi phồng-xẹp 3, phồng-xẹp 4, phồng-xẹp 5, phồng-xẹp 6, phồng-xẹp 7, phồng-xẹp 8, phồng-xẹp 9, phồng-xẹp 10, rồi đếm trở lại từ phồng-xẹp 1 tới phồng-xẹp 10 nhiều lần.
Nhớ rằng không cố ý hít vào, không cố ý thở ra, hơi thở lúc nào cũng tự nhiên như người đang ngủ, nó thở xong thì mình đếm thầm để kiểm soát nó thở được như vậy bao nhiêu lần, chứ không phải là mình đếm cho nó thở, vì làm như vậy là cố ý dùng sức để ép hơi thở sẽ bị mệt, hụt hơi, thần kinh căng thẳng, tần số sóng não lại tăng thành giai đoạn sóng béta 13-20 hertz là tần số thức khi đang làm việc, thay vì giảm xuống tình trạng hôn trầm thuộc sóng theta 4-7 hertz để từ từ vào giấc ngủ sâu thuộc giai đoạn sóng delta 1-3 hertz.
Cứ theo dõi hơi thở đều đều, sóng não xuống thấp dần thiếp vào giấc ngủ. Nếu trong đêm bị thức giấc, lại tập theo dõi hơi thở để duy trì lại sóng théta 4-7 hertz sẽ mau rơi vào giai đoạn hôn trầm đến giấc ngủ sâu.
b.Theo dõi hơi thở bằng một chu kỳ đều :
Chúng ta có thể tập thở theo một chu kỳ nhất định với nhịp thở sinh học 5-5.,Áp dụng hai câu thơ hay hai câu hát loại 5 chữ . Khi đọc hay hát thầm mỗi câu sẽ kéo dài trong 5 giây đồng hồ, cứ 5 giây hít vào, 5 giây thở ra đều đặn tạo ra nhịp thở sinh học 5-5.
Thí dụ chọn câu :
Hít, vào, tâm, tĩnh, lặng.
Thở, ra, miệng, mỉm, cười.
Nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, hít thở bình thường, ở thì hít vào, trong đầu đọc nhẩm : thở, vào, tâm, tĩnh, lặng. Nhớ là thở tự nhiên, đọc làm sao cho năm chữ theo kịp cho trùng với hơi thở, hơi thở không theo lệnh câu đọc, mà câu đọc phải theo ăn nhịp với hơi thở . Khi thở ra ,đọc câu : thở, ra, miệng, mỉm, cười cũng phải ăn nhịp vừa hết hơi thở ra, mới đầu hơi thở ngắn thì câu đọc phải nhanh cho kịp bằng với hơi thở,( nhịp thở sinh học là 3-3, tức là một hơi thở vào-ra dài 6 giây ), tiêu chuẩn lý tưởng là nhịp sinh học 5-5, tức là một hơi thở vào-ra dài 10 giây ,trong một phút thở được 6 hơi, sẽ tự chữa được rất nhiều bệnh. Tiếp tục luyện thầm câu đọc và hơi thở trùng nhau, liên tục, đều đặn, không ngừng nghỉ. Cùng lúc tập trung ý, nghĩ đến lòng bàn tay dưới nơi đan điền tinh ,nghe và theo dõi xem lòng bàn tay ấy ấm nóng chưa, hay bụng sôi và kêu lọc ọc chưa.
Khi còn tỉnh thức để theo dõi hơi thở và câu đọc là đang tập khí công tự chữa bệnh, nếu không có bệnh cơ thể sẽ tăng tính hấp thụ và chuyển hoá thức ăn ra khí huyết làm tăng hồng cầu, tăng cường hệ miễm nhiễm, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, sinh dục..
Nếu không tỉnh thức mà rơi vào hôn trầm ,tức là hai tay buông lơi, không đọc câu theo hơi thở, chúng ta sẽ rơi vào giấc ngủ từ từ chỉ chừng 30 phút tập đúng.

C-NHỮNG DIẾN TIẾN KỲ LẠ KHI THEO DÕI HƠI THỞ :
Bài tập theo dõi đếm hơi thở có thể tập ban ngày dùng để tự chữa bệnh, hay khi bị mệt mỏi căng thẳng thần kinh, cần phải tập để tinh thần thư giãn phục hồi sức khỏe. Ngay cả khi mất ngủ kinh niên, thay vì nằm thao thức trằn trọc suốt nhiều đêm khiến mặt mày hốc hác tiều tụy, tinh thần suy nhược, hãy tập theo dõi hơi thở ,biến dưỡng căn bản giảm không làm tiêu hao nhiều năng lượng mà khí huyết lại lưu thông dễ dàng.
Tập trong 30 phút, nghe thấy bụng sôi, những hơi bị ngăn nghẹn ở lồng ngực đi xuống, mình cảm thấy thở được nhiều hơn trước, từ bụng trên có cái gì chuyển xuống bụng dưới giúp tiêu hóa tốt, ăn biết ngon, mau đói, dễ tiêu, nghe bụng ấm rồi dần dần cơ thể ấm, cứ tập sẽ khám phá ra tai nghe rõ hơn, cảm thấy có nhịp đập của mạch máu dưới lòng bàn tay, thỉnh thoảng nghe nó nhảy một cái, tập trung ý vào lòng bàn tay nghe cho kỹ hơn, cảm nhận nó đập mạnh hơn, nhiều lần hơn, đều hơn, rồi phân biệt được mạch trong bụng đập, nghe nữa càng lúc càng rõ tiếng đập của động mạch bụng đập to dần nghe ‘ bịch, bịch ‘, nghe chán rồi chúng ta rơi vào giấc ngủ sâu, êm đềm, không mộng mị khi tỉnh dậy thì trời đã sáng lúc nào không hay.
Một thí dụ dễ thấy từ sóng béta đến théta làm thư giãn thần kinh gân cơ trong trường hợp con chúng ta ham chơi qúa khuya, sự hoạt động hưng phấn thần kinh tạo ra sóng béta, chúng ta bắt nó đi ngủ, nó vẫn còn ham chơi không thể nào ngủ được. Nhưng nếu chúng ta bắt nó ngồi yên một chỗ không cho đi ngủ, không cho chơi chạy nhảy nô đùa nữa, sóng não đổi sang sóng alpha là tình trạng nghỉ ngơi, làm nó sẽ chán và ngủ gục dễ rơi vào trạng thái sóng thêta, thần kinh thư giãn, chân tay mềm rũ, bế nó vào giường ngủ chúng ta cảm thấy chân tay nó vô lực không còn cứng như lúc nó thức. Hoặc như một người thợ máy khi đứng làm việc tự nhiên chân vô lực, té ngã xuống, không phải là chân yếu mà do buồn ngủ gục, điều đó chứng tỏ hệ thần kinh điều chỉnh tự động từ giai đoạn làm việc qúa độ ( sóng béta )sang giai đoạn thư giãn ( sóng théta ).
Vậy khi chúng ta chủ động tập thở đi vào được giai đoạn sóng théta để ngủ được thì bệnh đau nhức thần kinh, cơ bắp, xương, gân, cốt, đau nhức do tổn thương tạng phủ sẽ biến mất mà không cần phải dùng nhiều đến thuốc như trong lúc thức. Ngược lại, nếu cơ thể không ngủ được, do đau đớn khi mang bệnh, lại lạm dụng thuốc giảm đau, hoặc dùng thuốc chữa bệnh kích thích thần kinh hưng phấn sẽ làm tê liệt sự nhạy cảm thần kinh mất tính chủ động điều chỉnh tự chữa bệnh. (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét